Bạn đã nghe đến mệnh Tang Đố Mộc nhưng chưa biết rõ những người thuộc mệnh này có tính cách như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn Tang Đố Mộc là gì? Màu và mệnh hợp với Tang Đố Mộc.
Tang Đố Mộc là gì?
Tang Đố Mộc nghĩa là gỗ của cây dâu. Nó được nhắc đến sự thay đổi của vũ trụ một cách tự nhiên. Cũng giống như cuộc đời của con người có nhiều thay đổi nhưng không thể nào biết trước được. Vì vậy trong phong thủy người ta nhắc đến Tang Đố Mộc.
Người mang bản mệnh này có nhiều đặc điểm đời sống phức tạp và là người có năng lực thật sự. Họ luôn lấy nhân nghĩa đặt lên hàng đầu để hoàn thiện bản thân, đó là một quy cũ sống khó thay đổi với họ.
Người mệnh Tang Đố Mộc sinh năm nào?
Những người sinh vào các năm Nhâm Tý (1852, 1912, 1972, 2032) và Quý Sửu (1853, 1913, 1973, 2033) thuộc bản mệnh Tang Đố Mộc. Trong đó:
- Năm Nhâm Tý: Can Nhâm thuộc dương Thủy, phối hợp với chi Tý thuộc dương Thủy, Thiên can, Địa chi tương hòa báo hiệu cho một thế hệ tài năng kiệt xuất từ lứa tuổi này.
- Năm Quý Sửu: Can Quý thuộc âm Thủy, phối hợp với chi Sửu thuộc âm Thổ. Trường hợp này chi khắc can cành ngọn tương tranh với gốc rễ, nên không cát lợi như trên.
Màu hợp với Tang Đố Mộc
Màu tương sinh với người thuộc mệnh Tang Đố Mộc là xanh lá đậm, xanh lá, màu thân cây gỗ (thuộc mệnh Mộc). Màu xanh nước biển, màu đỏ, màu đen (thuộc mệnh Hỏa và mệnh Thủy). Đây là những màu sẽ giúp họ tự tin vững bước trong mọi công việc của mình.
Màu sắc xung khắc: Màu vàng, màu ánh kim, màu trắng (Màu thuộc bản mệnh Thổ, Kim). Những màu này sẽ tạo nên sự bất lợi và giảm bớt đi sự may mắn của bạn nên phải lưu ý tránh.
Mệnh hợp với Tang Đố Mộc
- Hải Trung Kim: Biển mặn, lại kèm theo các loại kim loại khiến cây dâu khó sinh tồn. Vì vậy hai nạp âm này không cát lợi khi kết hợp nhau.
- Lư Trung Hỏa: Cát lợi, lửa trong lò gặp nguồn sinh. Người dân tộc Thái trồng dâu nuôi tằm, cành dâu dung làm củi đun. Có câu ca dao: “Chặt củi chặt cành dâu/ Lấy củi lấy cho bõ gánh/ Một bó để mẹ yêu ninh xôi/ Một bó để mẹ yêu nấu rượu”. Lư Trung Hỏa gặp cát lợi.
- Đại Lâm Mộc: Cây dâu vốn là loại cây trồng, tuy là cây thân gỗ nhưng so với đại thụ nó yếu hơn nhiều. Nó không thể tranh giành ánh sáng, không gian, nước, chất dinh dưỡng với cây đại thụ nên còi cọc. Vì vậy hai nạp âm này gặp nhau thì cây gỗ dâu sẽ gặp bất lợi.
- Lộ Bàng Thổ: Mộc khắc Thổ, cây dâu tràn lan thì đường đi chật hẹp, che khuất tầm nhìn, đất ven đường đi không bền vững, các chi Tý – Ngọ, Sửu – Mùi xung khắc nhau nên cuộc gặp mặt này không mang lại cát lợi.
- Kiếm Phong Kim: Hình khắc mạnh mẽ, dưới sức mạnh xung sát, thân cây dâu bị đứt lìa, cuộc gặp mặt này đại hung
- Sơn Đầu Hỏa: Mộc Hỏa tương sinh, người ta trồng dâu ở đồng bằng, đốt nương ở miền núi, dù hai dạng vật chất này không gặp gỡ, tương tác nhau nhưng Mộc sinh Hỏa nên cát lợi chút ít.
- Giản Hạ Thủy: Nước ngầm với cây cối như một bà mẹ nuôi dưỡng cây sinh trưởng tốt. Hai mệnh này gặp nhau tất làm nên đại sự.
- Thành Đầu Thổ: Mộc khắc Thổ, hai sự vật này không mang lại giá trị và chúng hình khắc nhau
- Bạch Lạp Kim: Hình khắc nhẹ do thuộc tính ngũ hành
- Dương Liễu Mộc: Mối quan hệ tương hòa, cát lợi, hai nạp âm này gặp nhau thành quần thể thực vật đa dạng và tươi tốt.
- Tuyền Trung Thủy: Cát lợi vì cây dâu có nguồn sinh. Hai nạp âm này hội ngộ nhau sẽ tạo nên thành công vang dội.
- Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm này hình khắc nhẹ vì thuộc tính ngũ hành, trên thực tế không có mối liên hệ nào
- Tích Lịch Hỏa: Những lần phát ra tia lửa tốt cho cây trông. Sấm sét thực chất chỉ gây hại với cây to, một khối kim loại, đối với cây trồng thì tốt. Cây dâu tắm được trồng hay các loại cây cối thấp đều tốt, sự kết hợp của cả hai mang lại cát lợi.
- Tùng Bách Mộc: Cát lợi vì tương hòa nên sẽ thành bãi cây lớn và xanh tươi.
- Trường Lưu Thủy: Cây dâu được trồng nhiều ở các bãi bồi ven sông, nên dòng nước cả bồi đắp phù sa, tưới tắm cho cây xanh tươi tốt. Trong trường hợp này Tang Đố Mộc gặp cát lợi do Thủy – Mộc tương sinh.
- Sa Trung Kim: Kim khắc Mộc, đất đai ở những nơi có mỏ khoáng sản gây ức chế sự sinh trưởng của các loại cây cối.
- Sơn Hạ Hỏa: Mộc Hỏa tương sinh, Sơn Hạ Hỏa gặp cát lợi, Tang Đố Mộc thì không có cát lợi.
- Bình Địa Mộc: Cát lợi vô song, sẽ thành một bãi lớn và trở nên xanh tươi
- Bích Thượng Thổ: Hình khắc vì thuộc tính ngũ hành Mộc khắc Thổ, trên thực tế hai nạp âm này khó tương tác nhau.
- Kim Bạch Kim: Hai nạp âm này không tương tác nhau nên hình khắc về ngũ hành
- Phúc Đăng Hỏa: Về nguyên lý Mộc sinh Hỏa, trường hợp này không tương tác nhau nên có kết hợp thì mang lại chút ít may mắn.
- Thiên Hà Thủy: Nước mưa giúp cây cối trở nên tươi tốt. Hai mệnh này gặp nhau tất thành đại nghiệp.
- Đại Trạch Thổ: Về nguyên lý thì hình khắc, về thực tế thì sẽ mang lại cát lợi, tạo nên bãi dâu tươi tốt.
- Thoa Xuyến Kim: Hình khắc nhẹ về ngũ hành.
- Tang Đố Mộc: Tương hòa, tạo nên bãi dâu xanh mênh mông, nên hai mệnh này gặp nhau sẽ thành công vang dội.
- Đại Khê Thủy: Nước chảy mạnh, cây côi trôi dạt và phiêu tán.
- Sa Trung Thổ: Tốt cho cây trồng, có thể tạo nên bãi cây xanh tốt.
- Thiên Thượng Hỏa: Cung cấp nguồn năng lượng vô tận cho cây cối.
- Thạch Lựu Mộc: Cát lợi, tạo nên bãi cây xanh tốt
- Đại Hải Thủy: Cây cối trôi dạt và phiêu tán.
Như vậy bạn đã biết được những thông tin về Tang Đố Mộc là gì? Màu và mệnh hợp với Tang Đố Mộc. Chúc bạn gặp nhiều may mắn và thành công hơn trong cuộc sống.